Chẳng phải bỗng dưng Malaysia lại được du khách trên toàn thế giới biết đến như một vùng đất thiên đường của việc ăn uống. Chỉ cần đặt bước chân đầu tiên tới quốc gia xinh đẹp này, chắc chắn bất cứ ai cũng sẽ bị choáng ngợp bởi hệ thống món ăn, thức uống cực kỳ đa dạng. Trong đó, ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với các vị khách lạ khi ghé thăm quốc gia “châu Á thu nhỏ” có lẽ phải kể đến văn hoá đồ uống Malaysia cuốn hút, đậm đà. Giống với ẩm thực, đồ uống Malay là sự pha trộn tinh tế giữa nhiều nền văn hoá khác nhau. Theo chân chrusan.com cùng đi khám phá một vài cái tên đặc trưng nhất đại diện cho văn hoá đồ uống nơi này trong bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Cà phê Ipoh “White” Coffee
Vào khoảng thế kỷ XIX, những người dân Trung Quốc đã di cư tới Ipoh, Perak, Malaysia để khai thác mỏ thiếc. Từ đây, họ sáng tạo nên loại cà phê độc đáo với tên gọi là Ipoh “White” Coffee. Dần dần, theo sự chảy trôi của dòng thời gian, thứ đồ uống này ngày càng được biết đến rộng rãi hơn trên thế giới. Tất cả là nhờ vào hương vị đậm đà, cuốn hút rất riêng. Đồng thời, Ipoh “White” Coffee đã trở thành thứ thức uống truyền thống của Malaysia.
Thông thường, cà phê theo style “Black” của Malaysia sẽ là hạt cà phê được rang với bơ, đường. Sau đó pha với lúa mạch hoặc lúa mì nghiền nhỏ. Còn bên cạnh đó, “White” Coffee chỉ được rang với một chút bơ. Còn lại không dùng thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác. Vậy nên cà phê này có màu nhạt hơn “Black”. Thế nhưng lại nguyên chất hơn và cho hương vị đậm đà hơn.
Từ “White” Coffee trong Ipoh “White” Coffee có nguồn gốc từ tên tiếng Trung của loại cà phê này. Theo pinyin, “bái” nghĩa là “trắng”. Và “trắng” ở đây không phải nói đến màu sắc của Ipoh “White” Coffee. Nó là từ dùng để chỉ cách rang hạt cà phê của thức uống này. Trong tiếng Trung, từ này còn có nghĩa là thuần khiết, không pha trộn. Nó ám chỉ rằng, Iphoh “White” Coffee là 100% cà phê, không có gì pha tạp. Vậy nên người ta thường gọi vui nó là “Cafe trắng”. Ipoh “White” Coffee được công nhận là thức uống chính thức của gian hàng Malaysia trong triển lãm thế giới World Expo 2010 (Thượng Hải, Trung Quốc).
Trà sữa Teh Tarik
Teh Tarik là một loại trà truyền thống của đất nước Malaysia. Trong tiếng Malaysia, “Teh Tarik” có nghĩa là “uống một hơi”. Theo đó, Teh Tarik là một loại thức uống nóng. Nó thường được bán trong những quán cà phê ngoài trời tại Malay. Ttrong tiếng Malaysia, những quán cà phê ngoài trời được mọi người gọi là kopi tiams. Công thức pha chế của loại trà này rất đơn giản. Đó chỉ là trà đen trộn với sữa đặc thôi. Tuy nhiên, để pha được tách trà ngon lại là cả một nghệ thuật.
Mỗi khi khách đến, những người phục vụ như những người biểu diễn xiếc. Thay vì khuấy để sữa tan đều trong trà, họ sẽ khéo léo kéo cốc lên cao để đổ nước trà từ cốc này sang cốc khác. Qua đó biểu diễn cho khách xem bằng việc kéo phía trước, kéo sau lưng,… trong một khoảng thời gian đủ để sữa tan đều trong nước trà sôi. Ở Malaysia, hằng năm đều tổ chức những cuộc thi tài biểu diễn chế biến Teh Tarik. Chính phủ Malaysia đã công nhận Teh Tarik là Di sản Văn hóa cấp Quốc gia của Malaysia. Đồng thời, nó cũng trở thành một trong những biểu tượng cho nền văn hoá đồ uống Malaysia.
Siro sữa Bandung
Bandung hay còn gọi là Sirap Bandung, Air Bandung. Đây là tên của một loại đồ uống không chỉ nổi tiếng ở Malaysia mà còn ở Singapore. Là hỗn hợp của sữa và sirô hoa hồng, thức uống này có màu hồng tuyệt đẹp. Vì thế cũng dễ hiểu tại sao Bandung lại là thức uống ưa thích của người Malaysia trong các tiệc cưới. Bên cạnh các loại đồ uống giải khát hiện đại như soda hay thạch sương sa.
Vào những năm 1960 khi Bandung mới ra đời, thức uống này có màu gốc là màu cà phê. Vậy nhưng để giúp người mua phân biệt với trà sữa Teh Tarik. Cho nên những người bán rong thường cho thêm phẩm màu hồng vào. Vì thế, sau này, màu hồng đã trở thành “thương hiệu” của siro sữa Bandung.