Điểm mặt những phong tục không thể thiếu trong ngày tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán được đánh giá là một trong những dịp Tết quan trọng của người Việt ta. Đặc biệt, Tết Nguyên Đán còn gắn liền với nhiều phong tục truyền thống ý nghĩa cầu chúc chomột năm mới may mắn, bình an. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán. Bài viết này chrusan.com sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngày tết cổ truyền cũng như những phong tục, tập quán của người Việt vào ngày Tết. Hãy cùng theo dõi bạn nhé!

Tết Nguyên Đán là gì?

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền. Là dịp lễ đầu năm âm lịch quan trọng và có ý nghĩa nhất ở Việt Nam.

Tết Nguyên Đán thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ. Và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng). Người ta chuẩn bị cho ngày lễ này rất nhiều thứ cầu kỳ. Bao gồm: trang trí nhà cửa, làm đồ ăn, biếu quà tặng. Vì đây là một dịp hết sức đặc biệt.

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hoá Trung Quốc trong hơn 1000 năm Bắc thuộc. Tết Nguyên Đán cũng là 1 trong những văn hóa du nhập vào thời điểm đó. Nhưng theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã ăn tết từ trước thời vua Hùng. Nghĩa là trước 1000 năm bắc thuộc.

Theo như lịch sử của Trung Quốc, đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng: Ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà. Ngày thứ hai thêm Chó. Ngày thứ ba có Lợn. Ngày thứ tư sinh Dê. Ngày thứ năm sinh Trâu. Ngày thứ sáu sinh Ngựa. Ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám sinh ra ngũ cốc. Vì thế, ngày Tết sẽ bắt đầu từ mùng 1 – hết mùng 7 tháng Giêng.

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán
Nguồn gốc Tết Nguyên Đán

10 phong tục truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt

Cúng ông Công, ông Táo

Theo truyền thống, ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để báo cáo mọi việc trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng. Chính vì vậy, tới ngày này các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, mua cá vàng về cúng để tiễn ông Công, ông Táo về trời.

Phong tục gói bánh chưng

Với tất cả người Việt, bánh chưng là món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng và không thể thiếu trong những ngày Tết. Các gia đình thường gói bánh chưng từ những ngày 27, 28, 29 Tết, đây cũng là một món quà biếu ý nghĩa cho họ hàng và bạn bè trong dịp này.

Chưng hoa dịp Tết

Hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam và cây quất là một trong những cây tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc, thịnh vượng cho gia đình. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có thêm rất nhiều loại hoa đẹp khác được người dân ưa thích mua về trang trí trong nhà để chào đón năm mới như hoa lan, hoa ly, hoa cúc, hoa thủy tiên,…

Mâm ngũ quả đặt bàn thờ

Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, phú quý. Mâm ngũ quả là mâm quả gồm 5 loại quả khác nhau, nhưng truyền thống văn hóa này ở các miền Bắc, Trung, Nam có những đặc điểm khác nhau.

Mâm ngũ quả đặt bàn thờ
Mâm ngũ quả đặt bàn thờ

Lau dọn nhà cửa sạch sẽ

Hẩu hết các gia đình ở Việt Nam đều dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ trong những ngày cuối năm với ý nghĩa sắp xếp lại những điều chưa ổn thoải, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn.

Thăm viếng mộ ông bà tổ tiên

Vào những ngày giáp tết, con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất

Phong tục cúng tất niên

Các gia đình tại Việt Nam thường làm mâm cơm thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết. Đồng thời để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị chào đón chào năm mới.

Hái lộc đầu năm

Hái lộc đầu năm là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.

Hái lộc đầu năm
Hái lộc đầu năm

Tục xông đất đầu năm

Sau thời điểm giao thừa, bước sang năm mới, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất. Theo quan niệm của người Việt, người xông đất đầu năm rất quan trọng. Vì vậy, các gia đình thường chọn những người hợp tuổi, hiền lành. Để gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt, tính tình vui vẻ để xông đất nhà mình.

Tục chúc tết và mừng tuổi

Người Việt có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè trong những ngày Tết. Thường trong sáng mồng một Tết, con cháu sẽ tới chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, con cháu được ông bà, cha mẹ mừng tuổi lại những đồng tiền mới đựng trong phong bao lì xì màu đỏ để lấy may kèm theo những lời chúc các con cháu hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, hạnh phúc, vui vẻ trong năm mới. Tiền mừng tuổi không quan trọng ở số tiền nhiều hay ít mà quan trọng ở ý nghĩa.

Trên đây là những nét văn hóa rất đặc biệt thường diễn ra vào dịp đầu xuân năm mới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *