Đặc sản bánh gai làng Giá thơm ngon không nên bỏ lỡ

Bánh gai làng Giá được biết đến là một món bánh đặc sản, cũng như truyền thống lâu đời của ngôi làng Giá làm ra loại bánh này nên có tên gọi như vậy, Mọi người thường mua những loại bánh này để làm qua cũng như vào những dịp lễ, thường người Hà Nội sẽ mua bánh gai làng Giá. Những bạn nào yêu thích ăn ngọt, thi đây là món bánh nên thưởng thức khi đến đất Hà Thành nhé! Bánh gai được làm dẻo thơm nếu ăn bánh gai ở đây thì sẽ khó quên vì hương vị duy nhất chỉ có làng Giá truyền thống làm bánh này mới có thể làm ra. Cùng tìm hiểu xem đặc sản bánh gai làng Giá thơm ngon không nên bỏ lỡ. Được làm ra từ những đôi bàn tay khéo léo có đặc biệt gì?

Bánh gai truyền thống của người Việt Nam

Làng Giá nằm ở xã Yên Đỗ, Hoài Đức, Hà Nội. Nơi này có một thứ bánh nức tiếng gần xa, đó là bánh gai làng Giá đến nỗi có câu ca dao về bánh gai ở đây đã ra đời: “Bánh gai làng Giá thơm ngon. Con gái làng Giá tươi giòn sắc xuân”.Khắp đất nước Việt Nam, có nhiều nơi làm bánh gai nổi tiếng. Chẳng hạn Hải Dương có bánh gai Ninh Giang, Nam Định có bánh gai Cầu Ốc, Thanh Hóa có bánh gai tứ trụ Làng Mía, Bình Định có bánh ít lá gai…

Bánh gai truyền thống của người Việt Nam
Bánh gai truyền thống của người Việt Nam

Bánh gai của làng Giá xứ Đoài, Hà Nội cũng nằm trong danh sách những nơi làm bánh gai có tiếng ấy. Bánh gai là món bánh dân dã, được làm từ những nguyên liệu dễ kiếm trên đất nước Việt Nam. Chính vì thế, hầu như ai cũng biết đến và đã từng ăn món bánh gai này. Nhiều năm trước, khi thị trường chưa có nhiều loại bánh kẹo công nghiệp như bây giờ thì những món bánh được làm bằng tay như bánh là món ăn rất được yêu thích.

Điểm đặc biệt của bánh gia làng Giá

Hiện nay, bánh kẹo công nghiệp đã rất phong phú, nhiều chủng loại, thời gian bảo quản lâu dài. Nhưng bánh gai vẫn có chỗ đứng riêng trên thị trường và bánh gai làng Giá cũng vậy. Khi du lịch Hà Nội, du khách có thể đến chợ làng Giá để thưởng thức món bánh gai này. Hoặc muốn thú vị hơn, du khách hãy đến làng Giá vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.

Điểm đặc biệt của bánh gia làng Giá
Điểm đặc biệt của bánh gia làng Giá

Hàng năm, vào ngày này, làng Giá đều tổ chức hội lệ làng với nhiều hoạt động dân gian đặc sắc. Và dù hội lớn hay nhỏ thì bao giờ người dân làng Giá cũng làm bánh gai. Bánh gai làng Giá được làm đúng và đủ các công đoạn có thể giữ được tới 1 tháng mà không hỏng. Góp phần cho ẩm thực Việt Nam phong phú hơn từ những loại bánh truyền thống

Bánh gai làng Giá được làm ra như thế nào?

Sơ chế nguyên vật liệu

Để làm ra được món bánh gai nức tiếng, người làng Giá phải bỏ ra nhiều công phu. Đầu tiên là khâu làm bột. Bột làm bánh gai được làm từ gạo nếp ngon xay nhuyễn. Sau đó, bột phải được giã bằng cối đá và chày gỗ. Người làng Giá cho rằng bột giã bằng tay thì mới quánh, dẻo và ngon nên cho đến giờ họ vẫn giữ cách giã bột truyền thống này.

Bánh gai làng Giá được làm ra như thế nào?
Bánh gai làng Giá được làm ra như thế nào?

Giã xong, người làm rây bột thật kỹ. Bột rây xong phải mềm, mịn mới đạt yêu cầu. Chưa đạt thì lại cho vào giã tiếp, đến khi nào được mới thôi. Sau khâu làm bột là khâu chọn lá. Lá gai để làm bánh phải là loại lá gai bánh tẻ, to, dầy và dậy mùi. Lá gai được ngâm trong nước sạch khoảng 20 phút sau đó được cho vào đun chín kỹ rồi vớt ra. Làm nhiều lần như vậy đến khi nước trong thì lá mới được cho vào vò lấy bã rồi đem giã mịn.

Cách làm vỏ và nhân bánh gai

Tiếp đến, lá gai được nhào với mật mía sóng sánh. Mật với lá gai sau khi nhào với nhau thì có màu đen quánh. Lúc này, bột nếp mới được cho vào nhào tiếp. Công đoạn này tốn rất nhiều công sức vì cần tới mấy người để giã và đảo bánh. Giã bột gần xong thì cho lạc (đậu phộng) đã rang chín vào. Người giã phải làm sao để tất cả hỗn hợp lá gai, mật mía, bột nếp và lạc hòa quyện với nhau mới được.

Cách làm vỏ và nhân bánh gai
Cách làm vỏ và nhân bánh gai

Nhân bánh gai là loại đậu xanh đã được chọn lựa kỹ càng, đem đãi sạch vỏ rồi đồ chín. Tiếp đó, đậu xanh được cho vào cối giã cho nhuyễn. Ngoài đậu xanh, nhân bánh gai làng Giá còn có dừa. Loại dừa được trồng ngay tại làng Giá nên có hương vị riêng, khác hẳn bánh gai những vùng khác.

Tạo hình cho bánh

Sau khi chuẩn bị xong các loại nhân, bột bánh gai được đem cán mỏng ra mặt mâm rồi cắt thành từng mảng bột vuông vức. Người làm đặt nắm nhân vào giữa bột rồi vo kín lại. Trong lúc làm, người làm có thể cho thêm mấy viên mứt sen, mứt bí hoặc mấy miếng thịt mỡ để tạo hương vị cho bánh. Cuối cùng, chiếc bánh được lăn một lớp vừng rang để vừng bám vào mặt bánh khiến chiếc bánh nhìn đẹp mắt hơn. Lúc này, bánh mới được đem gói vào lá chuối.

Khác với bánh gai ở nhiều nơi, bánh gai làng Giá. Sau khi được gói vào lá chuối thì còn được bọc thêm một lớp lá dừa. Lớp lá dừa này được xếp rất khéo thành hình vuông như một chiếc hộp nhỏ. Bên ngoài có một chiếc tăm nứa nhỏ gài lên giữa hai mép lá để giữ lại. Xong xuôi bánh mới được đem vào hấp cách thủy (đồ bánh).

Cách luộc bánh gai

Khâu này cũng rất quan trọng vì nhiều nước thì khi sôi. Nước sẽ trào lên ngấm vào bánh, làm bánh bị nhão. Nước ít quá thì bánh sẽ bị khê. Do đó, nước phải vừa đủ, lửa cũng phải đều để bánh không bị chỗ chín chỗ sống. Người làm sẽ đổ bánh trong chõ khoảng 2 tiếng. Bánh được vớt ra, để nguội. Sau đó chồng 5 cái làm một rồi buộc lại bằng hai sợi lạt màu đỏ. Cách làm công phu như vậy nên bánh gai làng Giá có hương vị thơm ngon, ngọt mềm, dẻo ngậy rất riêng. Món bánh này được xếp vào một trong các đặc sản du lịch Hà Nội, được du khách nhiều nơi yêu thích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *