Đám tang hay tang ma là một trong những phong tục đã có từ rất lâu tại Việt Nam. Phong tục đám tang gồm rất nhiều quy trình khác nhau. Tuy trong cùng một đất nước nhưng mỗi dân tộc sẽ có những nghi lễ hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, một buổi tang lễ đều có những bước cơ bản gần như giống nhau ở các dân tộc. Ngày nay, tang lễ đã có những thay đổi so với những năm trước. Vậy phong tục tang lễ của người Việt Nam có những nghi lễ nào? Hãy cùng chrusan.com khám phá các bạn nhé!
Mục Lục
Phong tục tang lễ của Việt Nam
Thông thường phong tục tang ma cuả người Việt nhiều thế kỷ qua thường dụng theo tổng kết của Thọ Mai gia lễ, gồm hàng loạt các nghi lễ thể hiện qua từng thời đoạn: Từ giờ phút lâm chung (đặt tên hèm, hú hồn, tắm rửa, thay y phục, ngậm gạo, tiền..); chuẩn bị quan tài (trừ tà – phạt mộc, khâm liệm – nhập quan, kê quan tài – thiết linh sàng…); phát tang (mặc đồ tang – thành phục cúng cơm – triêu tịch diện), đến chuyển cữu, yết tổ, trị huyệt, hạ huyệt…
Với người Việt, cái chết có phần đan xen (hay là không tách bạch) giữa phần đời thế tục với các tín niệm của cả Phật, Đạo, Nho (sau này có Thiên Chúa). Chết là mất (mất hết) về thể xác, và chết cũng là về, là bắt đầu (một cõi khác, kiếp khác) về với tổ tiên, ông bà, với phật cảnh, tiên cảnh, đầu thai sang kiếp khác. Nhân thức, tâm lý ấy phản ảnh khá rõ trong khá nhiều ngôn từ, trong các phong tục.
Một số nghi lễ trước khi diễn ra đám tang
Nghi lễ phát tang
Theo phong tục tang lễ thì trước khi an táng tang chủ làm lễ phát tang. Số khăn tang và mũ mấn được đặt trên hương án, số lượng đủ với số con cháu. Lúc làm lễ, tang chủ và con cháu quỳ trên chiếu để thực hiện lễ phát tang.
Khi làm lễ xong con cháu sẽ được tang chủ phát khăn tang. Những người vắng mặt trong tang lễ thì khăn tang sẽ được giữ lại. Con trai, con gái và con dâu đều thắt khăn tang. Đồng thời đội mũ mấn và buộc một vòng dây chuối ngang người. Riêng con rể chỉ khăn tang mà không đội mũ mấn. Trong tang lễ con, cháu quấn khăn trắng, chắt thì khăn vàng, chít thì đội khăn đỏ.
Nghi lễ phúng viếng
Như ngày xưa, tang lễ thường bắt đầu từ 3 – 4 giờ chiều hôm trước đến 9 – 10 giờ sáng hôm sau. Dựa vào phong tục tang lễ của người Việt, sau lễ phát tang là thời gian phúng viếng. Kể từ lúc này, người con trai trưởng phải đứng bên cạnh để cảm ơn những người đến phúng viếng.
Người đến phúng đứng thành hàng trang nghiêm trước hương án. Người đại diện bước ra nói lời chia buồn với tang chủ. Sau đó họ dành một phút cúi đầu mặc niệm người đã khuất. Khi kết thúc, người đáp từ trong tang lễ sẽ nói lời cảm ơn. Mỗi lễ phúng được tấu một khúc nhạc riêng, được quy định sẵn, rất bài bản.
Nghi lễ tế vong
Vào buối tối, khi tang lễ đã vãn người đến phúng viếng thì phường hiếu sẽ làm lễ tế vong. Đối diện bàn thờ vong, người ta kê một chiếc bàn. Trên bàn bày một bình hương, một chai rượu nhỏ, một đĩa xôi và một đĩa thịt luộc. Chủ tế lần lượt dâng từng thứ tự lên bàn thờ vong, mỗi lần dâng sẽ có một bài tế riêng.
Nghi lễ quay cữu
Đúng 12 giờ đêm, tang gia sẽ tiến hàng phong tục tang lễ quay cữu (xoay chiều quan tài). Trước khi quay cữu, tang chủ phải làm lễ tế. Quan tài được quay theo chiều ngang của ngôi nhà, đầu hướng vào phía ban thờ, chân hướng ra cửa. Quay cữu xong, mọi người có thể đi nghỉ ngơi.
Nghi lễ tế cơm
Sáng hôm sau, tang chủ cần làm lễ tế cơm trước khi cất đám khoảng 1 giờ. Cơm tế gồm một bát cơm tẻ, một quả trứng luộc, một đĩa muối trắng và một chén nước. Tang chủ tế và lần lượt dâng từng thứ một lên bàn thờ vong. Người xưa cho rằng, đó là cho người quá cố ăn no trước khi sang thế giới bên kia.
Những nghi thức trong buổi lễ an táng
Nghi thức cất đám
Đến giờ đưa tang, thầy cúng đọc văn tế, đọc xong sẽ tiến hành phạt mộc. Sau đó đậy kín nắp quan tài lại và khởi hành đám tang. Thứ tự theo phong tục tang lễ: Phật đình, long kiệu, cờ phướn, cầu kiều (đối với người quy phật), linh sa, cờ tang, phường kèn, xe tang, con cháu, cuối cùng là hàng xóm.
Nghi thức hạ huyệt
Huyệt sẽ được con cháu đào từ hôm trước khi đúng phong tục tang lễ. Lúc hạ huyệt, người con trai trưởng lấp hòn đất đầu tiên, sau đó các anh em, con cháu. Điều này thể hiện ý nghĩa con cái đắp mộ cho cha mẹ. Nếu trường hợp an táng vĩnh viễn, mộ sẽ được xây dựng chắc chắn. Nếu chôn theo tục cải táng thì mộ chỉ đắp sơ sài rồi phù cỏ. Khi xong tang lễ, phải về bằng con đường khác lúc đi và cũng không khóc nữa, vì như vậy hồn người chết sẽ biết mà theo về. Ngày nay nhiều người chọn an táng người thân ở nghĩa trang. Vì thế mà việc chôn cất cũng thuận tiện và trang trọng hơn.
Nghi thức rước vong về thờ
Ảnh, bát hương cùng mâm quả thờ được rước về và đặt lên bàn thờ. Trên bàn thờ phải luôn có nhang đèn, hương khói.
Những nghi thức sau đám tang
Nghi thức đắp mộ
Ba ngày sau tang lễ, con cháu tiến hàng đi đắp lại mộ để mộ cao và đẹp hơn. Lấy những mảng cỏ phủ kín bề mặt ngôi mộ, sau đó hương khói rồi trở về. Người xưa cho rằng, nếu cỏ trên ngôi mộ lên nhanh và xanh tươi là điềm báo mồ yên mả đẹp.
Nghi thức cúng tuần đầu
Sau khi an táng thì tiến hàng lễ cúng tuần đầu. Theo tục xưa, tuần đầu không quy định bao nhiêu ngày, mà là ngày rằm hoặc mùng một đầu tiên sau khi chết. Lễ này có thể cúng tại nhà, không cần thiết phải ra mộ.
Nghi thức cúng 49 ngày
Sau ngày tang lễ 49 ngày con cháu làm lễ cúng tại nhà. Hoặc có thể mang xôi gà, rượu, trầu, cau, hương ra mộ. Sau 49 ngày có thể rước vong linh lên chùa đối với những người đã quy y. Ngoài ra, theo phong tục tang lễ, lễ 49 ngày có thể cúng tại chùa hay đền thờ.
Nghi thức cúng 100 ngày
Trong vòng 100 ngày, con cháu phải cúng cơm mỗi ngày hai bữa trưa, chiều. Lễ này cũng như lễ 49 ngày, nhưng thường được tổ chức lớn hơn. Sau 100 ngày thân nhân không phải cúng cơm nữa, người quá cố được thờ chung trên bàn thờ tổ tiên.
Giỗ đầu
Người dân cúng giỗ Tổ tiên và thân nhân của mình mỗi năm 1 lần vào ngày người đó mất. Trong đó, họ rất coi trọng giỗ đầu và thường tổ chức long trọng. Thường lễ cúng sẽ là những món mà khi còn sống người đó thích ăn.
Cải táng
Với những người chọn hình thức an táng là cải táng thì sau 3 năm sẽ tiến hàng cải táng. Cải táng cũng có nhiều nghi thức. Nhưng hình thức này tùy vào từng hình thức an táng người mất.