Sử dụng những cách đơn giản để bảo quản gạo được lâu

Gạo là lương thực chính trong bữa ăn của người Việt Nam, người dân thường mua gạo đã trải qua các công đoạn làm sạch, đóng bao về để ăn dần. Tuy nhiên, ở một số vùng khí hậu ẩm, điều kiện bảo quản không tốt, rất dễ dẫn đến tình trạng gạo bị ẩm, sinh ra mọt. Từ đó giảm sút chất lượng của gạo. Để gạo luôn giữ được tình trạng chất lượng tốt, chúng ta cần áp dụng các biện pháp bảo quản phù hợp.Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Sử dụng những cách đơn giản để bảo quản gạo được lâu’.

Sản xuất gạo ở Việt Nam

Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là đồng bằng sông Hồng ở phía bắc. Và đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam. Hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33-34 triệu tấn thóc. Trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu. Còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ quốc gia.

Sản xuất gạo ở Việt Nam
Sản xuất gạo ở Việt Nam

Ở miền Bắc một năm có hai vụ lúa chính: vụ chiêm và vụ mùa. Ở miền Nam. Nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất và thóc cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba. Do lũ hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây ảnh hưởng đến sản xuất. Một phần nữa người dân có thể kiếm lời ổn định hơn. Từ việc nuôi thủy sản (tôm) hay trồng cây ăn quả. Chính quyền đã khuyến cáo nông dân giảm và chuyển đổi một phần đất trồng lúa vụ ba.

Cách bảo quản gạo được lâu

Cho gạo vào tủ lạnh

Sau khi mua gạo về, bạn hãy kiểm tra kỹ xem gạo có dính mọt hay không. Nếu gạo sạch, hãy chia vào nhiều túi nhỏ hoặc hũ, chai khô. Và để trong tủ lạnh khoảng 4-5 ngày rồi mới cho vào thùng đựng. Nhiệt độ thấp sẽ ngăn ngừa ấu trùng phát triển thành mọt. Gạo bị nhiễm ấu trùng mọt sẽ không bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và hương vị tự nhiên. Nếu gạo đã xuất hiện mọt đen, bạn hãy thử áp dụng những cách dưới đây:

Sử dụng ớt khô

Sử dụng ớt khô
Bảo quản gạo bằng ớt khô

Bạn chỉ cần bỏ vài quả ớt khô vào trong thùng gạo. Mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi. Sau khi mọt đã ra khỏi gạo, hãy áp dụng cách cho gạo vào tủ lạnh để tiêu diệt chỗ ấu trùng mọt gạo còn lại.

Sử dụng muối trắng

Hãy rắc một chút muối vào trong thùng gạo. Khi đó, mọt sẽ nuốt phải muối và bỏ đi. Lưu ý, bạn chỉ nên sử dụng một lượng muối vừa phải; rắc quá nhiều sẽ khiến gạo bị mặn và dễ bị ẩm hơn. Hãy trải gạo ra một mặt phẳng rồi bật máy sấy lên hong gạo. Sức nóng từ máy sấy sẽ khiến một phải bò ra. Lúc này bạn chỉ cần gom chúng lại và xử lý là được.

Dùng tỏi bảo quản gạo

Sau khi đã cho gạo vào thùng, hãy đặt vài tép tỏi đã bóc vỏ vào trong đó. Mối mọt cực kỳ ghét mùi tỏi và sẽ bỏ chạy, không dám tấn công gạo của nhà bạn nữa. Ngoài các cách trên đây, bạn cần chú ý đến điều kiện bảo quản gạo để tránh mối mọt, nấm mốc tấn công gạo. Hãy để gạo ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Đối với các loại gạo được đóng trong túi nilon dán kín hoặc túi hút chân không, nếu chưa sử dụng đến bạn hãy để nguyên tình trạng như vậy và cất ở nơi khô ráo. Nếu để gạo trong các loại tải và túi nilon thường, hãy đặt cách mặt đất ít nhất 20cm để gạo không bị ẩm ướt. Bạn cũng có thể chia gạo vào các chai nhựa và đậy nắp kín rồi để ở nơi khô ráo. Chai nhựa sẽ giúp gạo không bị ẩm và bụi bẩn. Lưu ý, phải làm khô chai nhựa hoàn toàn rồi mới đổ gạo vào. Dù sử dụng cách nào, bạn cũng cần thường xuyên kiểm tra túi/chai gạo xem có bị rách, hở hay hư hại gì không.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *