Khổ qua là loại quả có vị đắng, thuộc thực vật thân leo, cùng họ với dưa chuột và bầu bí. Loại quả này có ngoại hình nhăn nheo, khi chín, quả sẽ chuyển qua màu cam và mềm. Hiện nay có rất nhiều giống khổ qua khác nhau, chúng khác nhau cả về kích thước, ngoại hình cho đến mùi vị. Có những loại rất có lợi cho sức khỏe nhưng rất đắng nên nhiều người ngại ăn. Tuy nhiên, nếu biết cách xử lý, chúng có thể giảm đi độ đắng mà vẫn hoàn toàn tươi ngon. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến bạn đọc bài viết ‘Những cách giúp giảm độ đắng của khổ qua’.
Mục Lục
Đặc điểm của khổ qua
Mướp đắng, còn gọi là khổ qua, táo đắng và có tên khoa học là Momordica charantia. Mướp đắng thuộc thực vật thân leo, mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cùng họ với bầu bí và dưa chuột. Đây là loại quả có vị đắng nhất trong các loại rau củ quả. Chiều dài của thân dây có thể phát triển đến 5m. Lá mướp đắng có 3 – 7 thùy phân cách sâu, chiều ngang khoảng 4 – 12cm và có lông. Hoa đực và hoa cái của cây mướp đắng có màu vàng khác nhau.
Hình dạng quả thuôn dài và bên ngoài nhăn nheo, rõ rệt trông giống như những nốt sần. Lớp thịt bao quanh hốc hạt, ở giữa chứa đầy màng mấu lớn và các hạt. Khi chín hoàn toàn, mướp đắng chuyển sang màu cam và mềm. Còn khi sống thì có màu xanh hoặc có pha chút vàng (tùy theo giống mướp đắng). Mướp đắng có nhiều loại và được trồng trên khắp các quốc gia thuộc khu vực châu Á, châu Phi và Caribê. Tùy theo giống mà hình dạng, màu sắc và vị đắng của mướp đắng sẽ khác nhau.
Mẹo đơn giản giúp giảm độ đắng
Phân loại các giống khổ qua khác nhau
Khổ qua có nhiều loại khác nhau. Độ đắng của chúng không giống nhau. Mướp đắng rừng chủ yếu trồng ở khu vực rừng núi, trái to cỡ đâu ngón tay cái hoặc ngón chân cái, ngắn, hơi tròn, có gai nhọn và màu xanh đậm. Loại này có vị rất đắng và thường chỉ được dùng với mục đích chữa bệnh.
Khổ qua đèo là giống đặc trưng ở miền Trung, thường được trồng trong vườn nhà, vỏ xù xì, gai dày, săn và sậm màu. Loại này cũng có vị đắng ngang ngửa khổ qua rừng. Thường là loại hay được bán ở các chợ, siêu thị. Quả to, gai nở thành múi lớn, màu xanh sáng và nhạt. Loại này thường ít đắng nhất, gai nở càng to nấu càng ít đắng.
Gọt bỏ lớp cùi trắng, ngâm nước muối, ướp lạnh
Khi chế biến, bạn nên gọt bỏ hết hạt và lớp cùi trắng bên trong. Như vậy vị đắng sẽ giảm đi rõ rệt. Mướp đắng bổ đôi, bỏ hạt, cắt tùy theo cách chế biến món ăn và ngâm vào nước muối loảng khoảng 20 phút. Sau đó, vớt mướp đắng ra và rửa lại với nước sạch rồi đem đi chế biến. Bỏ ruột, cắt lát mỏng sau đó bỏ vào tủ lạnh hoặc ngâm nước đá khoảng 20 phút cũng có thể giúp giảm vị đắng.
Trụng qua nước sôi
Để giảm vị đắng của khổ qua, bạn có thể chần sơ trước khi chế biến. Đầu tiên, đặt một nồi nước lên bếp và thêm một chút muối. Khi nước sôi, cho khổ qua vào nấu khoảng 2-3 phút. Cách này sẽ làm giảm vị đắng đáng kể. Ngoài ra, để giảm vị đắng, bạn có thể kết hợp với các nguyên liệu như trứng, thịt băm, tôm, tàu hũ, cá thác lác…
Nấu chung thực phẩm khác
Khổ qua xào chung với ớt sẽ làm giảm vị đắng. Hoặc đem rửa sạch, cắt lát mỏng vừa ăn, đun nóng chảo (hoặc nồi) không thêm dầu, cho vào xào chín, để nguyên trong chảo. Lúc xào chung với món khác mới lấy khổ qua đã chín ra trộn đều, nêm gia vị.