Lễ hội gò Đống Đa – Sự kiện đánh dấu cho lịch sử huy hoàng dân tộc

Lễ hội gò Đống Đa (thuộc huyện Ðống Ða- Hà Nội) hàng năm diễn ra vào ngày mồng 5 Tết Nguyên Ðán (5/1 âm lịch). Ðây là lễ hội mừng chiến thắng và mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Trận chiến này là do Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo. Cách đây hơn 2 thế kỷ (1789), Ðống Ða là nơi hơn 29 vạn quân Thanh bị xoá sổ. Gò Ðống Ða trở thành di tích lịch sử vinh quang của dân tộc Việt Nam. Cùng chúng tôi tìm hiểu về lễ hội văn hóa Việt Nam này nhé!

Nguồn gốc của lễ hội gò Đống Đa

Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa năm 1789 là một trong những chiến công hiển hách bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn, đặc biệt trong 5 ngày đêm đầu tiên của mùa Xuân Kỷ Dậu, từ đêm 30 Tết đến trưa ngày mồng 5 Tết (tức là từ 25 đến 30/1/1789), bằng một trận quyết chiến chiến lược, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ đã quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi, giữ vững nền độc lập dân tộc. Hàng năm, cứ đến ngày 5 tháng Giêng, nhân dân ta lại nô nức dự Lễ hội gò Đống Đa (Hà Nội); để ôn lại truyền thống hào hùng của người Việt Nam đánh đuổi xâm lược ngoại bang, giành lại độc lập cho đất nước.

Lịch sử còn ghi, ngày 22/11/1788, quân xâm lược nhà Thanh gồm 29 vạn quân chia làm 4  đạo ồ ạt tiến vào nước ta. Đạo thứ nhất là quân chủ lực do Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy đi qua Lạng Sơn vào cửa ải trấn Nam Quan. Đạo quân thứ hai do tri phủ Điền Châu Sầm Nghi Đống chỉ huy qua Cao Bằng tiến xuống. Đạo quân thứ ba do Đề đốc Ô Đại Kinh tiến sang qua đường Tuyên Quang. Đạo thứ tư theo hướng Quảng Ninh tiến vào đóng ở Hải Dương.

Lễ hội gò Đống Đa thuộc huyện Ðống Ða- Hà Nội
Lễ hội gò Đống Đa thuộc huyện Ðống Ða- Hà Nội

Lịch sử chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

Chiến thuật trong cuộc chiến Ngọc Hồi – Đống Đa

Thấy quân giặc đông, quân ta chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng, đồng thời nuôi chí kiêu binh và tư tưởng chủ quan của quân Thanh. Lịch sử ghi lại, Ngô Thì Nhậm nói rằng: “Nay ta chủ động rút lui, không bị mất một mũi tên nào, đó là kế lùi một bước mà tiến hai bước, đợi khi chúng chủ quan, sơ hở, ta sẽ tiến công đánh cho chúng không còn mảnh giáp mà về, đó mới là kế hay”. Theo kế sách đó, thủy binh quân ta từ Thăng Long rút về đóng giữ ở Biện Sơn, Thanh Hóa; bộ binh thì lui về giữ ở núi Tam Điệp, Ninh Bình. Thủy và bộ liên kết thành một phòng tuyến vững chắc.

Được tin báo quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế mang đại quân từ Phú Xuân  ra Bắc dẹp giặc. Khi đi qua Nghệ An, Hoàng đế dừng lại hơn 10 ngày để tuyển thêm binh sĩ. Hàng vạn người hăng hái tham gia quân ngũ. Tổng số quân lên đến 10 vạn, chia làm 5 doanh. Một cuộc duyệt binh lớn đã được tổ chức tại dinh trấn Nghệ An. Tại Thanh Hóa, nghĩa quân Tây Sơn được tiếp tục bổ sung thêm nhiều đinh tráng tự nguyện tòng quân diệt giặc, cứu nước.

Diễn biến của cuộc chiến Đống Đa

Nghiên cứu kỹ cách bố trí của giặc, Hoàng đế Quang Trung quyết định chia đại quân Tây Sơn thành 5 đạo quân cùng đánh vào khu vực Thăng Long. Đạo chủ lực do Hoàng đế trực tiếp chỉ huy đánh thẳng vào hệ thống ngòng ngự chủ yếu của địch ở phía Nam Thăng Long. Đạo quân thứ hai do Đô đốc Bảo chỉ huy tiến ra Đại Áng (Thường Tín) có nhiệm vụ yểm trợ và phối hợp với đạo quân chủ lực. Đạo thứ ba do Đô đốc Long chỉ huy bất ngờ tiêu diệt đồn Đống Đa rồi thọc sâu vào cung Tây Long nơi địch không ngờ tới và hiểm yếu nhất. 

Đạo quân thứ tư do Đô đốc Tuyết chỉ huy vượt biển đánh vào Hải Dương. Đạo quân thứ năm do Đô đốc Lộc chỉ huy là mũi bao vây chiến lược chặn đường rút lui của quân Thanh từ Thăng Long về Quảng Tây và sẵn sàng đánh chặn quân tiếp viện từ Quảng Tây sang bằng đường biển.

Tạo thế bất ngờ, giữa đêm 30 Tết, đạo quân chủ lực của Quang. Trung vượt sông Gián, mở màn cuộc đại phá quân Thanh. Tiền quân Tây Sơn bất ngờ tiến công tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch ở Gián Khẩu. Quân địch hoảng sợ, tan vỡ và bỏ chạy ngay từ đầu. Quân Tây Sơn thừa thắng tiến lên, nhanh chóng tiêu diệt luôn các đồn quân. Thanh ở bờ bắc sông Nguyệt Quyết và Nhật Tảo. Quân Tây Sơn đuổi giặc đến Phú Xuyên (Hà Nội) thì bắt gọn được toàn bộ tàn quân. Và bọn lính do thám của địch, không để tên nào trốn thoát.

Kết thúc của cuộc chiến

Nửa đêm ngày mồng 3 Tết Kỷ Dậu (tức ngày 28/1/1789). Quân Tây Sơn bí mật bao vây đồn Hà Hồi (Thường Tín). Đây là một đồn quan trọng của quân Thanh cách Thăng Long khoảng 20 kilômét. Sau khi đồn Hà Hồi bị tiêu diệt, sáng ngày mồng 4 Tết (ngày 29/1/1789). Tôn Sĩ Nghị nhận được tin cáo cấp, quan quân ở đồn. Hà Hồi đều bị quân Tây Sơn đánh úp bắt hết cả. Giặc phải thốt lên: “Thật là tướng ở trên trời xuống, quân ở dưới đất chui lên”. Ngày 5 tháng Giêng Tết Kỷ Dậu 1789, quân ta đại thắng, giành lại Thăng Long, giành lại đất nước. Một chiến công hiển hách bậc nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 tết Nguyên đán. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung. Người anh hùng áo vải huyền thoại trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, năm 1989, Công viên Văn hóa Đống Đa được thành lập trên cơ sở khu vực Gò Đống Đa[1]. Đây là công trình kiến trúc mang tính lịch sử văn hóa nhằm ghi nhớ công ơn. Của người Anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Tổng diện tích của công trình 21.745 m2 được chia làm 2 khu vực. Gồm khu vực tượng đài, nhà trưng bày và khu vực gò. Hội còn có nhiều trò chơi vui khoẻ, đua tài, đua trí trên bãi rộng trước gò.

Ý nghĩa của lễ hội gò Đống Đa

Lễ hội gò Đống Đa không chỉ thu hút người Hà Nội, mà người từ khắp nơi còn về chung vui. Ngay từ sáng sớm, những con đường về gò đã nghìn nghịt người. Không khí xuân tràn ngập. Mặt người rạng rỡ. Ai cũng chung niềm tự hào chiến thắng.

Lễ hội gò Đống Đa chính là lễ hội chiến thắng. Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất.

Ý nghĩa to lớn của lễ hội gò Đống Đa
Ý nghĩa to lớn của lễ hội gò Đống Đa

Cửa đình làng Khương Thượng từ tinh mơ đã mở rộng, khói hương lan toả. Các vị chức sắc và bô lão trong làng tề tựu đông đủ chuẩn bị cho cuộc đại lễ. Đến gần 12 giờ trưa, từ đình làng Khương Thượng đến gò Đống Đa. Nhân dân tiến hành đám rước thần mừng chiến thắng. Đi sau cùng đám rước là hình tượng Rồng Lửa. Thanh niên hai làng Đồng Quang và Khương Thượng mặc những bộ trang phục giống nhau đi. Quanh đám rước Rồng Lửa và biểu diễn côn quyền tái hiện lại chiến trận năm xưa, biểu dương khí thế của nghĩa quân Tây Sơn.

Từ sau ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954), lễ hội gò Đống Đa được coi là Quốc lễ.

Những ngày này, tại Bình Định- quê hương của vị Hoàng đế áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ, người dân cũng vô cùng náo nức. Khu nhà thờ 3 anh em Nguyễn Nhạc – Nguyễn Huệ – Nguyễn Lữ, nhân dân dâng cúng hương hoa trong niềm thành kính và tự hào vô hạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *