Tết Thanh minh được xem là dịp lễ tết đặc biệt và quan trọng trong văn hóa truyền thống của người Việt. Tuy nhiên, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ ý nghĩa của ngày tết này. Tiết Thanh minh bắt đầu diễn ra từ 4 – 5/4 đến ngày 20 – 21/4 dương lịc. Là dịp để con cháu đi xa trở về quê tảo mô ông bà tổ tiên. Trong bài viết này, hãy cùng chrusan.com tìm hiểu về Tết Thanh minh là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của nó là như thế nào nhé!
Mục Lục
Tết Thanh minh là gì?
Tết thanh minh hay còn có tên gọi khác là Tiết thanh minh và theo như cách tính lịch của người Việt xưa thì một năm sẽ gồm có 24 tiết khí, mỗi tiết khí sẽ ứng với một kiểu thời tiết cụ thể và trùng khớp với bốn mùa trong năm. Những tiết khí này sẽ dùng để tính toán thời điểm để gieo trồng ngũ cốc. Nhằm chọn ra thời điểm khi nào là điều kiện thời tiết là thuận lợi nhất. Trong số 24 tiết khí có tiết thanh minh nó có ý nghĩa là sự trong xanh và tươi sáng. Đây là thời điểm trong lành nhất trong năm; và thích hợp để tổ chức các nghi lễ quan trọng.
Ở Việt Nam, tết thanh minh là khoảng thời gian thực hiện nghi lễ tảo mộ; để sửa sang lại phần mộ của gia tiên được khang trang và sạch sẽ hơn.
Nguồn gốc
Tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng, đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công, nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cảm kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời. Cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn; phong thưởng rất hậu cho những người có công; nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói.
Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.
Ý nghĩa
Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí”. Và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong. Còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết; bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh minh.
Theo quy ước, tiết Thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 dương lịch. Năm nay, Tiết Thanh minh bắt đầu vào ngày 5/4. Nhằm ngày mùng 17 tháng 2 âm lịch năm Ất Mùi. Và kéo dài đến ngày 5/5 dương lịch (nhằm ngày 17/3 âm lịch).
Theo phong tục trong những ngày Thanh minh truyền thống là lúc nhớ về cội nguồn, nhiều gia đình tổ chức tảo mộ, làm bánh trôi bánh chay. Ông bà ta xưa chọn Tiết Thanh Minh là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ (tảo mộ). Vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ. Có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.
Tục Tảo mộ vào ngày tết Thanh Minh
Theo thông lệ từ trước đến nay, cứ sau tháng Giêng là người ta đã lo việc đắp mộ cho những người quá cố. Trước Thanh minh một ngày, để đi cúng mộ người ta đã chuẩn bị một bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo giấy… và các loại bánh trái, thức ăn, thức uống khác tùy sở thích của mỗi nhà. Bộ tam sinh dùng để tế trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo, dê. Ngày nay tùy theo tập quán của mỗi địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình để làm lễ.
Tảo mộ còn có ý nghĩa để thể hiện lòng hiếu kính; sự biết ơn của con cháu với ông bà, tổ tiên. Việc làm này cũng góp phần tạo nên sự đoàn kết, sum vầy trong gia đình, dòng tộc. Từ đó nhắc nhở con cháu về đạo lý “chim có tổ, người có tông”.
Thăm viếng phần mộ đã trở thành một nét truyền thống; đặc trưng riêng của người Việt mỗi khi Tết đến. Bởi vậy, dù đi xa nhưng mỗi người dân Việt Nam đều dành thời gian trở về quê hương để thăm viếng những người đã khuất.