Phong tục mừng cơm mới được xem là một trong những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt. Đặc biệt là người Tày ở khu vực phía Bắc. Đây còn là phong tục mang tính nhân văn sâu sắc rất được coi trọng và gìn giữ qua nhiều đời khác nhau. Ngoài ra, đây còn là dịp để những người thân yêu trong gia đình có thểhội ngộ, chung vui, chia sẻ với nhau về công việc làm ăn sau một mùa vụ. Để hiểu rõ hơn về phong tục mừng cơm mới, cùng chrusan.com khám phá bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
Tục mừng cơm mới của người Tày
Đây là ngày lễ quan trọng trong đời sống sinh hoạt và tâm linh của cộng đồng người Tày. Theo phong tục, hàng năm cứ vào tháng 9 tháng 10 (âm lịch), sau khi kết thúc mùa thu hoạch lúa trong năm, các gia đình sẽ sửa soạn những mâm cơm đủ màu sắc, các loại bánh thơm ngon nhất làm từ những loại nông sản mới thu hoạch, dâng để tạ ơn trời đất, tổ tiên đã cho mùa màng bội thu. Đây cũng là dịp để họ tỏ lòng biết ơn những công cụ sản xuất; những loại cây lương thực.
Cứ vào độ cuối thu, khi những cánh đồng lúa bắt đầu ngả sắc vàng cũng là lúc đồng bào Tày tổ chức lễ mừng cơm mới – lễ “kin khẩu mẩu”. Đây là nét đẹp văn hóa đặc sắc đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ của đồng bào Tày.
Lễ mừng cơm mới diễn ra khi sắp kết thúc hai vụ gieo trồng chính trong năm. Người Tày quan niệm rằng nếu gia đình nào có “ma nhà”, có cối hương thờ cúng cha mẹ, ông bà, hàng năm đều phải tổ chức lễ cúng “cơm mới”. Ngày tổ chức lễ được một thầy mo uy tín trong vùng chọn rồi thông báo cho cả bản. Vào ngày này, tất cả các gia đình trong bản sẽ cùng tiến hành làm lễ kin khẩu mẩu.
Mỗi gia đình sẽ chọn vài bông lúa đẹp nhất trong đám ruộng của mình rồi cắt về nhà. Sau đó, bông lúa sẽ được thả vào bát nước đun sôi và đặt lên trên bàn thờ tổ tiên, cầu mong mùa màng bội thu, mùa sau lại có của cải dâng tổ tiên,..
Món cốm nếp trong tục ăn cơm mới
Trong bữa mừng cơm mới, trên bàn thờ tổ tiên, người Tày không thể quên món cốm nếp; được gói vuông vắn bằng lá dong để báo cáo tổ tiên về vụ mùa bội thu. Và trong bữa cơm mới đầu tiên của mùa, từng hạt cốm nhỏ được người ta mời nhau; đưa vào miệng để nghe cái vị thơm, vị ngọt của “hạt ngọc” bản mình. Cốm còn được chế biến thành nhiều món ăn độc đáo như: xôi, chè, cháo, bánh,…
Chính vì vậy, làm cốm đã trở thành nét đẹp văn hóa ẩm thực được đồng bào Tày. Và được duy trì và tiếp nối suốt bao đời nay nhờ lễ mừng cơm mới. Lễ kin khẩu mẩu còn góp phần giúp người dân cải thiện cuộc sống từ chính đặc sản quê hương. Vì công đoạn làm cốm khá công phu. Nên giá bán của chúng cũng khá cao, dao động từ 120 – 150 nghìn đồng/kg.
Phong tục làm cốm trong ngày mùa của người Tày; là nét đẹp văn hóa được đồng bào gìn giữ từ bao đời. Hoạt động văn hóa đó in sâu vào nếp nghĩ của đồng bào và trở thành bản sắc riêng có ở những bản Tày vùng cao.