Bí quyết làm món trà gừng thơm ngon, đậm vị cho cả nhà

Gừng vừa là gia vị được sử dụng trong các món ăn gia đình, vừa là nguyên liệu được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, người ta còn sử dụng gừng để làm trà uống. Một ly trà gừng mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn ngăn ngừa cảm cúm, trị hắt hơi, sổ mũi,… Do đó, bạn đừng quên bổ sung loại trà này vào đồ uống của mình nhé. Nếu bạn chưa biết cách làm trà gừng vừa thơm vừa hấp dẫn thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé. Chúng tôi sẽ chỉ bạn bí quyết làm món trà gừng nhé.

Bí quyết làm trà gừng thơm ngon

Gừng có thể giúp giảm bớt việc nhiễm lạnh, sổ mũi; những triệu chứng cảm lạnh thông thường cũng như viêm phế quản rất hiệu nghiệm. Món đồ uống mùa đông này cũng có cách làm rất đơn giản. Bạn có thể tham khảo cách làm trà gừng dưới đây:

Lấy một nhánh gừng nhỏ hơn lòng bàn tay và đập dập; cho thêm 1 lít nước và đun tới sôi. Sau khi nước sôi, giảm nhỏ lửa đun liu riu trong khoảng 10 phút nữa rồi tắt bếp và đợi thêm một chút cho tinh dầu gừng tiết ra nốt; đến khi trà bớt nóng và có thể uống được. Bạn càng để lâu thì nước trà gừng càng cay hơn và có thể để nguội uống trong cả ngày.

Nếu chỉ có ý định làm 1 ly trà gừng, cách làm trà gừng sẽ đơn giản hơn: Bạn chỉ cần đập dập 1 củ gừng để có 2 thìa cà phê gừng đập dập (khoảng 5g); và ngâm trong nước nóng 10-15 phút. Mỗi lần dùng, vắt ½ quả chanh, bỏ hột ra cho khỏi đắng và 1 thìa trà mật ong loại tốt và uống ngay.

Công dụng của củ gừng
Gừng là nguyên liệu dùng để làm trà gừng

Nếu có đờm, bạn có thể dùng trà gừng cho tới khi nước mũi loãng ra và trong hơn. Hãy nhớ sử dụng một lượng vừa đủ, không nên dùng quá nhiều sẽ cay và khó chịu.

Một số bí quyết khác

Ngoài bí quyết làm trà gừng trên, trong những ngày mùa đông; bạn cũng có thể chuẩn bị sốt gừng tỏi làm sẵn; để nấu ăn cho ấm bụng; vị rất thơm và cũng giúp kích thích tiêu hóa nữa.

Sốt gừng tỏi dầu oliu: Bóc vỏ khoảng 100 gam tỏi và 100 gam gừng; đập dập thật nhỏ sau đó dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn hỗn hợp này. Trút hỗn hợp gừng tỏi vào lọ và thêm một muỗng cà phê dầu ô liu; trộn đều rồi cất trong tủ lạnh. Sử dụng hỗn hợp này trong khi nấu ăn sẽ đơn giản hơn rất nhiều; so với việc cứ mỗi lần nấu là lại phải bóc gừng bóc tỏi.

Bạn cũng có thể chỉ cần đổ một lượng vừa đủ cho mỗi lần nấu hỗn hợp gừng tỏi vào khay đá; và đợi cho đến khi đông đá thì gỡ ra từng viên. Cứ mỗi khi nấu chỉ cần cho 1 viên gừng tỏi vào là được.

Tác dụng phụ của trà gừng

Tác dụng phụ của trà gừng
Một ly trà gừng thơm ngon, bổ dưỡng
  • Uống trà gừng có thể có tác dụng phụ; nhưng bạn sẽ không gặp phải vấn đề gì nghiêm trọng trừ khi bạn uống một lượng lớn. Vì vậy, không nên tiêu thụ nhiều hơn 4 gram gừng mỗi ngày.
  • Sau khi uống nhiều trà gừng, có thể bạn sẽ bị ợ chua, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn hoặc khó chịu trong dạ dày; tương tự như cảm giác khi ăn ớt hoặc các thức ăn cay khác. Còn khi dị ứng với gừng, bạn có thể sẽ bị phát ban, khó chịu trong miệng và dạ dày.
  • Ngoài ra, gừng có thể làm giảm huyết áp. Nếu dùng nhiều hơn 4 gram/ngày; bạn có thể bị choáng váng.
  • Gừng cũng chứa chất làm loãng máu, có thể gây ra vấn đề cho những người bị rối loạn chảy máu. Những người đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc huyết áp; nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thêm gừng.
  • Nhiều người nghĩ rằng gừng có thể làm tăng sản xuất mật, nhưng không có bằng chứng khoa học về điều này. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng trà gừng nếu bạn có tiền sử các vấn đề về túi mật.

Ngoài ra, gừng còn giúp bé giải cảm tốt trong những ngày đông giá rét nữa đấy mẹ ạ, các mẹ có thể tham khảo bí quyết làm trà gừng mà chúng tôi chia sẻ ở trên nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *