Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì dầu gấc cực kỳ tốt cho sức khỏe con người. Nó có tác dụng tốt cho mắt, phòng ngừa các bệnh về tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Hiện nay, trên thị trường bày bán rất nhiều loại dầu gấc nhưng chất lượng thì chưa chắc được đảm bảo 100% hoặc pha lẫn nhiều thành phần kém chất lượng khác. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn về bí quyết làm dầu gấc tại nhà hiệu quả. Bạn có thể áp dụng cho mình để có sản phẩm dầu gấc chất lượng mà an toàn nhé.
Mục Lục
Nguyên liệu làm dầu gấc
- Gấc: 2 quả
- Dầu ô liu/ dầu dừa/ dầu ăn: 500 ml
- Nồi gang dày
- Rây
Nên chọn dầu dừa vì dầu dừa sôi ở nhiệt độ thấp và khả năng bay hơi thấp và dễ ngấm hơn các loại khác. Vì vậy, khi chế biến xong bạn sẽ có một chai dầu gấc chất lượng hơn. Ngoài ra, nếu bạn làm dầu gấc để cho bé ăn dặm thì nên chọn dầu ô liu.
Cách làm dầu gấc
Bước 1: Sơ chế gấc
- Rửa sạch, cắt gấc ra làm 2. Nạo phần thịt gấc cho ra tô. Lưu ý là lấy hết phần gấc còn dính trong quả gấc vì phần màng dính có rất nhiều dưỡng chất’
- Bổ đôi quả gấc
- Phơi gấc
- Bạn có thể phơi ngoài nắng 1 hoặc 2 buổi để gấc săn lại. Tuy nhiên, cách này dễ làm gấc dính bụi bẩn
- Dàn gấc ra dĩa và cho vào ngăn mát tủ lạnh tầm 30 phút
- Sau khi gấc săn lại, bạn nhẹ nhàng tách thịt gấc ra khỏi hạt. Giữ lại phần thịt gấc và bỏ phần hạt đi.
- Tách gấc
- Tách thịt gấc và bỏ hạt
Bước 2: Nấu dầu gấc
- Bỏ phần thịt gấc và 500ml dầu vào nồi đáy dày. Để lửa liu riu tầm 40 phút và đảo đều cho đến khi dầu sôi và chuyển màu qua màu nâu đỏ đậm thì tắt bếp.
- Đổ dầu vừa nấu vào rây để chắt ra phần dầu. Nhớ bỏ phần cặn của dầu đi. Phần dầu gấc đẹp có màu đỏ cam và có mùi đặc trưng của gấc. Bảo quản dầu gấc trong hũ thủy tinh và sử dụng trong vòng 1 năm.
Bước 3: Lọc dầu gấc
Đợi khoảng 10-15 phút để dầu gấc nguội bớt đi; cho vào rây tiến hành lọc và loại bỏ phần bã là đã hoàn thành cách làm dầu gấc nguyên chất đơn giản ngay tại nhà.
Bước 4: Yêu cầu thành phẩm
Làm dầu gấc tại nhà đòi hỏi thành phẩm cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:
- Dầu gấc có màu đỏ tươi hoặc đỏ sậm đẹp mắt, cuốn hút.
- Thành phẩm có hương thơm đặc trưng của gấc.
Bí quyết sử dụng dầu gấc đúng cách
- Làm đẹp: thoa dầu gấc lên da mặt mỗi tối tầm 20 phút để dưỡng trắng da, mờ nám, làm mờ nếp nhăn và thoa lên môi để dưỡng môi.
- Chế biến đồ ăn: Bổ sung vitamin A cho trẻ bằng cách thêm vào cháo 1 muỗng cà phê dầu gấc 3 lần 1 tuần. Khi chế biến thức ăn như đồ xào, nấu xôi, thịt kho, cá kho; bạn cũng có thể cho dầu gấc vào để bổ sung vitamin cho cả nhà.
- Trị bỏng: Sau khi sơ chế bằng cách rửa vết bỏng dưới vòi nước từ 10 – 20 phút thì bạn bôi dầu gấc vào vết bỏng. Cách này sẽ làm dịu vết bỏng và tránh vết bỏng bị rộp.
- Dầu gấc có thể thay thế kem chống nắng khi đi biển; hoặc sau khi bị cháy nắng bạn cũng có thể sử dụng.
- Tinh dầu gấc có tác dụng gì là thắc mắc chung của rất nhiều người. Theo nhiều nghiên cứu, dầu gấc có nhiều công dụng như cải thiện chứng rụng tóc, nâng cao hệ miễn dịch, trị nám da, mụn trứng cá.
- Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả cao; khi sử dụng bạn cần chú ý không nên dùng kèm dầu gấc với các thực phẩm giàu beta – carotene như bí đỏ, cà rốt, đu đủ… Đồng thời, khi dùng dầu gấc bạn cần chú ý đến liều lượng; người lớn không được dùng quá 2ml/ngày; trẻ con không được dùng quá 1ml/ngày.
- Đặc biệt, bạn không nên sử dụng dầu gấc liên tục trong một thời gian dài; vì rất dễ gây ra trường hợp ngộ độc gan.
Bí quyết bảo quản dầu gấc
Dầu gấc tự chế biến tại nhà có thể bảo quản trong vòng khoảng 12 tháng. Thế nhưng, các bác sĩ khuyến cáo rằng để đem lại hiệu quả cao nhất cũng như cảm nhận trọn vẹn hương vị; các bạn chỉ nên dùng dầu gấc trong vòng 3 tháng đầu tiên.
Khi lọc xong dầu gấc, bạn đợi thành phẩm nguội hoàn toàn; rồi cho vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị trước đó (đã rửa sạch và lau khô). Cách bảo quản dầu gấc đơn giản là bạn đậy kín nắp lọ thủy tinh; để nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Hãy chia sẻ bí quyết này nếu bạn thấy hữu ích nhé!