Đối với phụ nữ mang thai vấn đề lớn nhất của bà bầu là làm sao để có được dinh dưỡng tốt nhất cho cả mẹ và bé, vậy bà bầu ăn những thực phẩm gì là tốt nhất và giàu dinh dưỡng. Cua là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất và là một trong những loại thực phẩm đắt hàng trong các loại hải sản, chúng ta không thể bỏ qua cua. Trong cua có chứa protein, sắt, canxi và các chất dinh dưỡng khác, rất tốt cho phụ nữ mang thai ở các giai đoạn khác nhau. Đồng thời, bạn có thể chế biến ghẹ thành nhiều món ăn khác nhau, hãy bổ sung ngay các món cua vào thực phẩm để chế biến các món ăn cho bà bầu nhé.
Mục Lục
Liệu ăn thịt cua có an toàn cho bà bầu?
Trong cua, ghẹ, không chỉ chứa hàm lượng canxi dồi dào mà còn rất nhiều omega vitamin; và các dưỡng chất cần thiết khác cho mẹ bầu. Trung bình, cứ 100g thịt cua chứa từ 500mg-1000mg chất béo; dưỡng chất cần thiết cho não bộ của thai nhi
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thủy ngân được tìm thấy trong hải sản; có thể có hại cho sự phát triển não bộ của thai nhi và hệ thần kinh. Theo Hiệp hội sức khỏe quốc tế, trẻ em và phụ nữ mang thai; nên tránh ăn cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá mú và cá kiếm. Thịt cua có hàm lượng thủy ngân thấp nhưng cần phải được sử dụng một cách điều độ.
Ngoài ra, theo nghiên cứu, hai loại chất độc thường được tìm thấy trong thịt cua là Dioxin và Polychlorinated biphenyls. Đây là những chất gây phát ban suy giảm hệ miễn dịch rối loạn chức năng thần kinh; tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và nguy cơ sinh non sảy thai ở mẹ bầu. Vì vậy, các bà bầu chỉ nên ăn vừa phải thịt cua trong quá trình mang bầu.
Khẩu phần thịt cua phù hợp cho mẹ bầu
Theo Hiệp hội sức khỏe quốc tế, loại cua có lượng thủy ngân thấp nhất là cua vua. Ngoài ra phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể thoải mái ăn các loại cua khác không quá 2 lần/tuần; mỗi lần không quá 0.2kg thịt cua.
Chế biến thịt cua đúng cách
– Thịt cua đông lạnh
Các chuyên gia cảnh báo phụ nữ mang thai có thể dễ dàng bị ngộ độc thực phẩm hơn bình thường. Vì vậy, các loại cua đông lạnh – tuy không tươi ngon như thịt cua bình thường, nhưng lại vô cùng an toàn vì đã được kiểm định chặt chẽ.
– Ăn chín, uống sôi
Khi ăn cua, ghẹ không được chế biến đúng cách, bà bầu có nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn; như: khuẩn cầu trùm, khuẩn dấu phẩy. Thậm chí khuẩn Listeria monocytogenes, một trong những loại vi khuẩn nguy hiểm, tấn công hệ miễn dịch của con người.
– Cấm kị khi ăn cua, ghẹ
Không nên uống trà hoặc ăn hồng khi ăn cua. Hai chất này khi kết hợp với thịt cua sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của cơ thể.
Hướng dẫn chế biến món cua biển rang muối
Nguyên liệu
- Chuẩn bị từ 3 đến 4 con cua biển
- Dầu hào
- Tỏi tép, ớt tươi
- Dầu mè
- Các loại gia vị như: muối ăn, nước mắm. tiêu xay, mì chính,…
Các bước chế biến
- Cua sau khi mua về thực hiện việc sơ chế bằng cách dùng vòi nước; và xịt mạnh vào cua hoặc dùng bàn chải để chải cho sạch hết các lớp bùn cát có trong cua.
- Đập dập phần càng cua, đẻ có thể ngấm được gia vị khi rang.
- Chặt cua thành 2 đến 3 phần bằng nhau tùy theo kích cỡ của cua.
- Cho phần thịt cua vào chiên với dầu cho đến khi chín tới; sau đó vớt ra và để ráo dầu.
- Tiếp đến là phi hành thơm cùng với tỏi, ớt gừng đã băm nhỏ; sau khi những gia vị này được phi vàng thơm thì bạn hãy vớt ra.
- Trộn các loại gia vị như giấm ăn 3 thìa, hạt nêm 1 thìa, đường 1 thìa, tiêu, dầu hào, tỏi băm vào một bát và trộn đều nên.
- Cho một chút dầu vào chảo, tiếp đến là đỏ hết phần gia vị mà bạn đã trộn vào trong, cùng với cua; sau khi cua chín thì bạn cho tiếp phần gạch cua vào đảo cùng, đảo nhẹ tay cho đến khi thịt cua sánh lại là được.
- Sau cùng là cho ra đĩa trình bày và thưởng thức.