Khám phá món chuột đồng nướng của người Campuchia

Ở Campuchia vào những năm 1970, dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, chuột được sử dụng làm thức ăn cùng với ếch, nhện và các động vật nhỏ khác như một cách sinh tồn. Giờ đây ở Battambang, thịt chuột chỉ đơn giản là bữa ăn trưa rẻ tiền của công nhân và nông dân, cho dù có nhiều ý kiến ​​khác nhau về hương vị của món ăn. Thịt chuột đồng nướng không phải là món ngon quen thuộc với nhiều người, nhưng ở Battambang, tỉnh nông nghiệp của Campuchia, nó lại rất được ưa chuộng như một món ăn vặt và khá rẻ 1,25 Đô la Mỹ.

Chuột là món ăn phổ biến của nhiều quốc gia

Chuột là món ăn phổ biến của nhiều quốc gia
Chuột là món ăn phổ biến của nhiều quốc gia

Đa số mọi người đều coi chuột như là một loài động vật dơ bẩn; là kẻ thù gây ra các mầm bệnh như dịch hạch nguy hiểm cho con người. Thế nhưng, ở một số đất nước khác như La Mã; họ thường bắt chuột đồng vào mùa thu; sau mùa vụ thu hoạch chúng thường rất béo, ú na ú nần, họ sẽ làm sạch ruột đem nhồi với thịt băm, hạt thông, gia vị, phết thêm một lớp mật ong rồi đem nướng.

Ở Trung Quốc, có một cách ăn chuột rất kinh dị, người ta lấy những con chuột sơ sinh (chuột bao tử); đem cho ăn mật ong để thịt trở nên ngọt hơn, mềm hơn, sau đó bày nguyên trên đĩa và dùng đũa gắp cho vào miệng nhai.

Người Campuchia coi chuột đồng là một món ăn sạch; giàu dinh dưỡng hơn rất nhiều lần so với thịt heo, thịt gà, thịt vịt…Đồng thời, việc tiêu thụ thịt chuột mang tính kinh tế cao, mà còn góp phần ngăn ngừa sự phá hoại ruộng đồng.

Tại sao món ăn từ chuột lại phổ biến?

Chuột đồng thường sống trên những cánh đồng, chúng thường ăn lúa và thân cây; chế độ ăn hoàn toàn hữu cơ tự nhiên, không giống như những loại gặm nhấm khác tìm thấy trong bãi rác, ống cống thành phố.

Mỗi ngày có rất nhiều thương lái băng qua các biên giới giữa Campuchia, Việt Nam, Thái Lan; họ mang theo một chiếc lồng chuột, và sẵn sàng săn bắt ở bất kỳ nơi đâu. Bắt và bán chuột là một công việc đem lại nguồn thu nhập cho nhiều gia đình có thu nhập thấp. Giá khoảng 50.000 đồng/ký.

Số lượng chuột ở Campuchia biến động quanh năm; nhưng vào mùa thu hoạch lúa từ tháng 6 đến tháng 7, chúng sinh sôi rất nhiều. Khi vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chúng biết chính xác nơi nào cần di chuyển để trú ẩn; những vùng đất cao, khô ráo sẽ giúp chúng tránh được lũ lụt.

Làm thế nào để chế biến món chuột đồng nướng Campuchia?

Chế biến món chuột đồng nướng
Chế biến món chuột đồng nướng

Chuột cũng được chế biến tương tự như các loại khác; chúng có thể nướng, rán, chiên giòn, hay luộc đều ngon cả. Thậm chí còn có thể băm nhỏ để làm thành pa tê; tất cả các bộ phận cơ thể đều có thể ăn được, đặc biệt phần gan nổi tiếng vì vị ngon rất đặc biệt.

Sau khi sơ chế đơn giản, lột da, rửa sạch và để ráo nước; chúng sẽ được tẩm ướp gia vị riêng sau đó đem nướng trên lửa cho đến khi lớp da vàng giòn, có màu nâu óng ánh.

Nếu đến Campuchia, du khách có thể dễ dàng mua thịt chuột ở các quầy trên lề đường; họ phục vụ như một món ăn nhanh, được để trên cây gậy hoặc cuốn vào tấm lá cọ. Vì kích thướt của chuột khá bé; thế nên người ta thường mua 2-3 con cùng một lúc là đã có được một bữa ăn đầy đủ.Thịt chuột thường được chấm với nước sốt cay nồng của tỏi, ớt, tiêu kèm salad xoài, cà chua thì chuẩn vị.

Chuột đồng nướng là món ăn vặt ở Campuchia

Chị Ma Lis, một trong những chủ cửa hàng cho biết; món ăn vặt này rất phổ biến ở Campuchia. Quầy hàng nhà chị đã bán hơn chục năm nay, mỗi ngày tiêu thụ vài chục kg chuột đồng; thực khách chủ yếu là dân bản địa và cả khách nước ngoài tò mò về món ăn đặc biệt.

Vào mùa du lịch cao điểm như lễ hội té nước của Campuchia; cửa hàng nhà chị Ma Lis bán tới 180 con chuột cỡ to. Chị cho biết, số chuột này đều do người nông dân bắt từ cánh đồng lúa, đảm bảo sức khỏe.

“Chúng chỉ ăn củ sen hay lúa gạo, còn sạch hơn cả thịt lợn và thịt gà”; vừa nói, chị Ma Lis vừa nhanh tay lật những vỉ thịt nướng. “Nhưng với người không quen, họ lại thấy món này rất kinh khủng”, chị Ma Lis mỉm cười.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *