Cảm nhận nét đẹp tinh tuý ẩn sau trà bơ của người Tây Tạng

Nếu ai đã từng may mắn được một lần đặt chân đến miền cao nguyên hùng vĩ, mộng mơ mang tên Tây Tạng, chắc hẳn rằng các bạn sẽ đều có ấn tượng khó quên với loại thức uống đặc trưng của người dân nơi đây. Đó chính là trà bơ. Nổi tiếng là địa điểm có thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, trà bơ chính là thức uống mà người dân Tây Tạng đã sáng tạo ra để tăng cường năng lượng cũng như giữ ấm cho cơ thể.

Không chỉ vậy, nguyên liệu làm nên loại trà trứ danh này còn đặc biệt tốt cho sức khoẻ. Với những người chưa có cơ hội được ghé thăm dải cao nguyên trùng điệp, liệu rằng bạn có thắc mắc tại sao trà bơ lại được coi là quốc hồn, quốc tuý của cư dân bản địa hay không? Nếu như có, mời các bạn hãy cùng theo dõi lời giải đáp mà chrusan.com mang tới trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Nguồn gốc ra đời của trà bơ Tây Tạng

Để làm được trà bơ, người dân Tây Tạng phải nhập trà từ nơi khác về
Để làm được trà bơ, người dân Tây Tạng phải nhập trà từ nơi khác về

Tây Tạng là nơi có kiểu khí hậu lạnh giá. Vì thế mà việc sử dụng trà nóng là một điều hiển nhiên. Thế nhưng, thực tế thổ nhưỡng tại Tây Tạng không thể trồng được trà. Ấy thế vậy mà món trà bơ Tây Tạng lại có thể trở thành thức uống đầy tinh túy đến như vậy.

Với thời tiết lạnh giá khắc nghiệt, Tây Tạng không thể trồng được trà. Vì vậy mà người dân nơi này phải nhập trà từ nơi khác về. Trà vượt qua một chặng đường đầy khó khăn gian khổ thông qua một con đường mang tên “Tea Horse Road”. Thương nhân sẽ đem trà đến để đổi lấy ngựa. Và vì tuyến đường này xa xôi, hiểm trở. Vậy nên nhiều người còn ví von nó sánh ngang với “Con đường tơ lụa” huyền thoại.

Hương vị đặc biệt của trà bơ Tây Tạng

Trà bơ được chế biến từ 04 nguyên liệu chính. Đó là trà đen, bơ Yak, sữa bò và một chút muối. Người Tây Tạng nói chung đều có lòng trân quý đặc biệt với trà. Bởi nơi này vốn có khí hậu lạnh khắc nghiệt. Vì vậy họ bắt buộc phải tạo ra một loại thực phẩm với nguồn năng lượng dồi dào cũng như đủ sức làm ấm người. Hương vị của trà bơ mang vị rất đậm đà, béo, thơm, ngọt lại có cả vị mặn đầy lạ kỳ. Nếu ghé thăm nhà một người Tây Tạng, bạn được chủ nhà tiếp đãi trà bơ. Vâỵ thì chắc chắn một điều rằng bạn đang được đón tiếp rất nồng hậu.

Khi thưởng thức ngụm trà đầu tiên, rất nhiều người nói rằng thấy có chút gì đó rất không bình thường tới mức khó chịu. Bởi vì trà, bơ, muối là 03 thứ kết hợp dường như không ăn ý với nhau. Tuy nhiên, chỉ cần thưởng thức tiếp tới ngụm thứ hai thì sự khó chịu kia dần dần biến mất. Và thay vào đó chính là sự thu phục lòng người đầy ngoạn mục ở ngụm thứ 05, thứ 06.

Rất nhiều du khách sau khi ghé thăm nơi này còn nói rằng. Họ thực sự bị “nghiện” vị của trà bơ. Và họ sẽ không thể tìm ra được một loại thức uống nào khác tuyệt vời hơn trong tiết trời lạnh giá tại nơi này. Bởi vì thế không quá khi nói rằng, đến Tây Tạng mà bỏ qua món trà hấp dẫn này thì hành trình của bạn chưa được trọn vẹn.

Cách thưởng thức trà bơ đúng chất Tây Tạng

Người Tạng uống trà bơ vào mỗi ngày
Người Tạng uống trà bơ vào mỗi ngày

Trà bơ đem lại nhiều tầng hương vị cảm giác. Thoạt đầu đó là vị đậm đà của bơ, vị mặn mòi của muối. Sau đó mới đến trà đen Pu-erh thể hiện tài năng khi đem lại cảm giác thanh thanh, chán chát. Và dư vị cuối cùng sẽ là vị ngọt ngào, đầy ấm áp đến từ sữa bò tươi được vắt vào buổi sáng sớm. Trà sẽ ngon hơn khi ăn kèm với “tsampa” – món ăn được làm từ bột mạch nha.

Có nhiều cách để thưởng thức bơ. Chủ yếu là đem đi pha với trà hoặc là trộn chung với bánh tsampa. Vào dịp lễ tết nếu chiên trái cây cũng cần dùng bơ. Người Tây Tạng có thói quen uống trà bơ vào mỗi ngày.

Người Tạng cũng có một quy tắc khi uống trà. Đó là vừa uống vừa châm thêm trà, bạn không nên uống một hơi. Nếu trong nhà có khách thì ly trà của người khách ấy lúc nào cũng đầy. Người Tạng dùng ly trà bơ để bày tỏ lòng hiếu khách của mình. Vì thế khi được mời uống trà thì đừng từ chối nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *