Phong tục đám giỗ của người Việt và những điều cần biết

Đám giỗ hay cúng cơm được xem là một trong những phong tục nét đẹp của văn hóa truyền thống người Việt Nam. Đám giỗ hàng năm là dịp để con cháu tưởng nhớ về ông bà tổ tiên của mình. Để thể hiện tình cảm hiếu thảo với người đã khuất, những người đã sinh ra và có công nuôi dưỡng mình. Không những vậy, đây còn là cơ hội để con cháu, họ hàng gân xa có thể sum họp, cùng nhau ăn uống, thắt chặt tình nghĩa. Vậy phong tục đám giỗ có nguồn gốc từ đâu? Hãy cùng chrusan.com tìm hiểu bạn nhé!

Phong tục đám giỗ

Giỗ là một buổi nghi lễ, nghi thức theo phong tục tập quán của người Việt Nam. Buổi lễ này được tổ chức nhằm tưởng nhớ những người đã qua đời. Ngày giỗ thường được tổ chức vào đúng ngày mất theo lịch Âm của người Việt Nam. Qua lễ giỗ, người thân sẽ cùng nhau tưởng nhớ người được thờ cúng đã qua đời.

Nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục đám giỗ

Đã có mặt trong văn hóa từ rất lâu, nhưng ngày giỗ vẫn chưa được nhiều người hiểu hết. Hãy cùng xem nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ quan trọng trong văn hóa Việt Nam này nhé.

Nguồn gốc

Nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục đám giỗ
Nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục đám giỗ

Đám giỗ đã được tổ chức từ rất lâu và trở thành một nét văn hóa tâm linh quan trọng của người Việt. Đến thời điểm này, rất khó để biết được đám giỗ đã bắt đầu xuất hiện từ thời điểm nào trong văn hóa dân tộc.

Tuy nhiên, nhiều nhà sử học công nhận rằng ngày lễ này xuất phát từ đời vua Hùng Vương. Nó được mọi người tổ chức để ghi nhớ công ơn của những vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước Việt Nam giàu đẹp, phồn vinh đến muôn đời.

Ý nghĩa

Cúng giỗ là ngày lễ kỷ niệm thời điểm người đã khuất qua đời. Nó được xem là dịp để mọi người thể hiện tấm lòng thủy chung, thương xót đối với người thân đã mất. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa thể hiện đạo hiếu thương quý, tôn thờ với tổ tiên.

Nhà giàu tổ chức đám giỗ linh đình, mời nhiều người thân trong dòng họ với bạn bè gần xa về dự giỗ. Còn nhà nghèo chỉ cần lưng cơm, quả trứng, nén nhang với đĩa muối cũng là đám giỗ. Quan trọng nhất chính là lòng thành kính, tưởng nhớ của người sống đến với người chết. Không quan trọng việc làm giỗ lơn hay giỗ nhỏ.

Những ngày giỗ quan trọng trong phong tục của người Việt

Có rất nhiều ngày giỗ khác nhau. Bởi mỗi năm, người ta thường làm giỗ một lần. Dưới đây là những ngày giỗ nổi bật, được coi là giỗ trọng trong quá trình thờ cúng một người. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chúng nhé.

Ngày giỗ đầu

Đây là buổi giỗ được tổ chức vào đúng một năm ngày người được thờ cúng qua đời. Trong văn hóa nó còn được gọi là Tiểu Tường. Theo tục lệ, giỗ đầu vẫn còn nằm trong thời kỳ tang với nỗi bi ai, sầu thảm của cả gia đình.

Trong ngày làm giỗ đầu, người trong gia đình vãn sẽ khóc thương giống ngày đưa tang. Những gia đình có điều kiện còn thuê thêm đội kèn trống, khóc thuê về cho lễ thêm long trọng.

Ngày giỗ hết

Giỗ hết trong văn hóa Việt Nam chính là Đại Tường. Đây là ngày giỗ trọng được tổ chức sau khi người được thờ cúng qua đời 2 năm. Ngày giỗ này vẫn được tính là trong thời kỳ tang ma nên được tổ chức rất trang nghiêm, đau buồn.

Ngày giỗ thường

Ngày Giỗ này còn được biết đến với tên gọi khác là ngày Cát Kỵ. Đó là những ngày giỗ được tổ chức từ 3 năm trở lên từ khi người được thờ cúng mất.

Ngày giỗ này con cháu chỉ cần mặc thường phục, không cần khóc lóc như trong lễ tang nữa. Đây chính là dịp để con cháu, người thân của người quá cố sum họp và tưởng nhớ người đã khuất.

Thủ tục làm đám giỗ

Thủ tục làm đám giỗ
Thủ tục làm đám giỗ

Trong ngày tổ chức đám giỗ, cần lên kế hoạch thật cẩn thận. Từ đó, tổ chức với đầy đủ các nghi lễ cần thiết và bài văn khấn trong đám giỗ đúng nhất.

Quy trình tiến hành cúng giỗ:

 Tầm 8 giờ sáng, những mâm cỗ cúng phải chuẩn bị xong. Tất cả cần được sắp gọn gàng trên bàn thờ gia tiên.

  • Khi chuẩn bị xong, trưởng nam trong nhà sẽ bước lên chiếc sập, ghế đặt trước bàn thờ để thắp hương
  • Thắp 3 nén hương xong, lùi lại 1 bước và chắp hai tay giữa ngực, vái 3 vái
  • Sau đó khom lưng, mười ngón tay đan vào nhau đặt lên ngang trán
  • Lúc này, miệng lầm rầm đọc văn khấn giỗ đầu để gửi gắm đến tổ tiên của mình

Văn khấn các vị thần

 Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)

  • Con lạy 9 phương trời, lạy 10 phương Chư Phật, Chư Phật 10 phương
  • Con xin kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần
  • Con xin kính lạy ngài Đông Trù Trư mệnh Táo Phủ Thần Quân
  • Con kính lạy thần linh, thổ địa cai quản vận mệnh trong xứ này

Hôm nay là ngày … tháng… năm…

Ngày trước giỗ của ……..

Tín chủ con là:

Ngụ tại:

Nhân ngày mai là ngày giỗ của: ( Nói tên và vai vế của người đã khuất)

Chúng con cùng gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm sắm sửa lễ vật lá trầu quả cau, hương hoa, đốt nén tâm hương, trước án tọa kính cẩn xin tâu trình.

Chúng con xin kính mời các vị Bản gia Thổ công, Táo Quân, Long Mạch, các vị thần linh hiển hiện trước án để  chứng giám lòng thành cho chúng con. Sau đó, xin người thụ hưởng lễ vật và chứng giám, phù hộ cho gia quyến chúng con an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Kính thỉnh các tiên linh, vong hồn nội tộc được thờ phụng cùng về hâm hưởng lễ vật.

Chúng con lễ bạc nhưng có tâm thành, cúi xin được các vị phù hộ độ trì.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Sau khi đọc văn khấn xong, hãy vái 3 vái tạ sau đó lui xuống dưới. Khi nhang tàn mới được phép hạ cỗ và chuẩn bị cỗ để mời khách đến dự ăn cơm.

Thường thường, khi tuần nhanh thứ hai cháy thì mang cơm cúng lên. Đến khi nhang cháy hết thì đích thân trưởng nam lên tạ lệ, hạ cỗ sau đó hóa vàng và tiến hành thụ lộc.

Món ăn thường dùng trong đám giỗ

Món ăn thường dùng trong đám giỗ
Món ăn thường dùng trong đám giỗ

Mâm cơm trong đám giỗ là điều rất quan trọng. Do đó, các gia đình luôn cố gắng chuẩn bị tươm tất nhất có thể. Dưới đây là những món ăn tuyệt vời bạn nên chọn cho ngày lễ quan trọng này.

Chả ram

Đây là lựa chọn hàng đầu trong các bữa giỗ, lễ hay dịp họp mặt gia đình. Chả ram vị tôm đất có ưu điểm là dễ ăn, thơm ngon và phù hợp với nhiều không khí khác nhau.

Dù trẻ em hay người có tuổi, nem rán vẫn là một lựa chọn không tồi. Đặc biệt, chả ram tôm đất còn có thể chế biến nhanh chóng, để trữ trong một thời gian dài mà không gặp bất kỳ khó khăn gì.

Do đó, chả ram tôm đất luôn được xem là một lựa chọn hoàn hảo cho những ngày giỗ lễ. Hiện tại, người dân ở cả ba miền đất nước đều rất yêu thích món ăn này.

Canh khoai tây

Canh khoai tây ngọt thơm là một món ăn được nhiều người ưa thích. Đặc biệt đối với người miền Bắc, nó đặc biệt được ưa chuộng, sử dụng rất nhiều trong các đám giỗ, lễ, ma chay hay những lúc họp mặt gia đình.

Thịt nướng

Nếu gia đình bạn có nhiều trẻ em, thịt nướng là một gợi ý không tồi. Đây là một món đặc biệt được các em ưa thích với hương vị thơm ngon giống với một món ăn vặt. Nó cũng là một lựa chọn hoàn hảo cho các quý ông ưa thích nhậu nhẹt đấy.

Những điều kiêng kị khi làm mâm cơm cúng giỗ

  • Khi làm mâm cơm cúng giỗ cho người đã khuất bạn nên tránh chọn món kiêng kị. Nhất là những món mà người trên không thích ăn khi còn sống
  • Không được phép nêm nếm, ăn thử các món để làm cơm cúng gia tiên
  • Trên mâm cơm cúng giỗ, không đặt những món gỏi, thực phẩm sống hay có mùi tanh
  • Không cho lên mâm cúng các món từ cá mè và cá sông
  • Mâm cơm cúng giỗ phải đặt riêng biệt, bày trên những bát đĩa mới. Nếu có bộ bát đũa riêng dành cho việc cúng bái càn tốt. Tránh dùng chung với chén đũa hay sử dụng hàng ngày
  • Không được dùng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn từ bên ngoài nhà hàng để đưa vào mâm cúng giỗ

Trên đây là những điều cần biết về đám giỗ. Hy vọng, bạn hiểu hơn về quy trình, ý nghĩa của việc tổ chức đám giỗ và có thực đơn hoàn hảo cho ngày lễ quan trọng này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *