Nước vối quê hương – Thức uống dân dã mang đậm chất Việt

Nước vối là thứ thức uống thanh nhiệt, giải khát vô cùng quen thuộc của Việt Nam. Đặc biệt là với những người dân sinh sống tại các làng quê Bắc bộ. Thức uống bình dị, mát lành ấy từ rất lâu trước đây đã trở thành một phần hồi ức trong tuổi thơ tươi đẹp của hàng loạt cư dân khu vực đồng bằng sông Hồng. Sau khi đã lớn khôn và rời xa quê hương, đi tìm cho mình một phương trời mới, nếu có cơ hội nếm lại vị nước khi xưa, chắc hẳn rằng không ít người sẽ bồi hồi, xúc động mà nhớ thương nơi chôn rau cắt rốn của mình. Trong bài viết ngày hôm nay, chrusan.com cũng xin được mời các bạn độc giả thân mến hãy cùng chúng mình đi tìm và “nhấm nháp” lại hương vị thân thương ấy nhé!

Nước vối là một phần không thể thiếu của người dân làng quê Bắc bộ

Cây vối thường ra hoa vào tháng Giêng hằng năm
Cây vối thường ra hoa vào tháng Giêng hằng năm

Nước vối là thức uống không thể thiếu của người dân đồng bằng Bắc bộ. Thứ nước uống bình dị, mát lành đã trở thành đặc sản. Để khi thưởng thức, những người đi xa lại vấn vương hình ảnh quê nhà. Với những người con sinh ra từ làng quê Bắc bộ, hình ảnh những cây vối cổ thụ nằm nghiêng mình bên bờ ao vốn không xa lạ. Và nước vối đã trở thành một thứ nước uống quen thuộc. Từ hồi còn bé ở làng, chắc hẳn nhiều người cũng nhận thấy rằng. Hầu như nhà nào cũng đều có một ấm nước để uống hằng ngày.

Đó là những ấm nước để dân làng mời nhau mỗi khi rảnh rỗi. Là ấm nước mát trong những trưa hè của các bà, các mẹ đi đồng buổi ban trưa. Cây vối thường đứng khiêm nhường lặng lẽ bên các bờ ao làng. Vào tháng Giêng, khi mùa xuân đến, những chùm hoa vối trắng, nhỏ li ti xuất hiện. Hàng trăm cái nụ đan cài vào nhau, mang mùi thơm nhè nhẹ kêu gọi ong, bướm,… làm rộn rã cả một góc ao vốn bình yên.

Quá trình hái nụ và nấu thành nước của cư dân đồng bằng sông Hồng

Quả vối khi chín có màu đỏ thẫm ăn hơi chát. Người dân làng thường hái khi nụ vối đã to bằng hạt đậu để nấu nước uống. Khi nụ vối bắt đầu già. Các mẹ, các chị lại bắt đầu trẩy những chùm nụ vối xuống để dành uống nước dần. Thông thường, người ta trẩy nụ vào ngày mùng 05/05 Âm lịch. Mọi người thường nói với nhau rằng. Tầm đó nụ vối mới cho nước uống ngon nhất. Nếu hái sớm nụ vối non quá hoặc già quá đều không ngon.

Nhiều miền quê thường đem sao nụ vối. Tuy nhiên ở một số vùng khác, những chùm nụ vối hái về được đem đi đồ giống như đồ xôi. Khi nước sôi bắt đầu cho nụ vối vào. Xôi tầm 05 phút là được. Cứ thế lần lượt cho từng mẻ nụ vối vào đồ. Những nụ vối khi đồ xong có màu vàng óng thơm mùi vối. Khi đó chỉ cần phơi một nắng cho nụ vối khô hẳn và đóng vào túi cất đi uống dần.

Bên cạnh nụ vối, lá của cây vối cũng có thể được tận dụng để nấu nước
Bên cạnh nụ vối, lá của cây vối cũng có thể được tận dụng để nấu nước

Ngoài nụ vối, lá vối cũng được dùng nấu nước. Không hãm như chè xanh, những chiếc lá vối được ủ khô và đem hãm với nước. Nước lá cũng mang vị ngọt, mát lành, rất được mọi người ưa dùng. Nhưng có lẽ ngon nhất vẫn chính là nước nụ vối. Nụ vối không đem hãm được. Mà khi uống phải thả vào cùng với siêu nước đun sôi để nụ vối tiết ra hết chất chát bên trong. Chỉ cần một chút nụ vối cũng được một nồi nước ngon lành.

Hương vị dân dã, bình dị mà rất đỗi thân thương của nước vối truyền thống

Bên cạnh đó, nước sắc đặc có thể dùng làm thuốc sát khuẩn chữa nhiều bệnh ngoài da. Ví dụ như ghẻ lở, mụn nhọt. Ngoài ra, lá vối để tươi vò nát, nấu với nước sôi có thể gội đầu chữa chốc lở. Cốc nước vối vàng óng, có vị đắng nhẹ, hơi ngọt, mùi thơm ngai ngái. Giữa trưa hè mà được cốc nước như vậy thì chẳng có loại nước giải khát nào bằng.

Đối với những người con đi xa, bất chợt thưởng thức được cốc nước vối của bà bán nước bên đường, lại cảm thấy nhớ quê nhà da diết. Nhớ tình thương của mẹ, nhớ sự bình yên của làng quê, nhớ những con người chân chất giản dị nơi quê nhà. Sự yên bình mà trong cuộc sống bộn bề làm ta thấy khao khát.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *